HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP

Thực hiện cải cách hành chính năm 2022

13/01/2022 07:05 388 lượt xem

Để chủ động thực hiện cải cách hành chính (CCHC) năm 2022, ngay từ đầu năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, kỷ cương, công khai, minh bạch, thông suốt, thân thiện, phục vụ doanh nghiệp và nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất năng lực và uy tín để thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới; cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, nâng cao chất lượng đạo đức công vụ; xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể các phòng, đơn vị trực thuộc trong tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với công tác chỉ đạo, điều hành: Quán triệt và triển khai thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CCHC giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và khắc phục những nội dung chưa phù hợp, siết chặt kỷ cương xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung như: Công tác chỉ đạo - điều hành CCHC, cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, CCVC; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính được thực hiện thực chất đúng chức năng của đơn vị…

Đối với công tác cải cách thể chế: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Bộ, ngành, Trung ương, của tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ cải cách thể chế; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo  tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tổ chức triển khai, thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo kịp thời, hiệu quả; tham mưu xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh, HTX thành doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống hóa các văn bản QPPL hiện đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý, phát hiện những văn bản chồng chéo, bất hợp lý, hết hiệu lực để tham mưu, đề xuất sửa đổi cho phù hợp, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC....

Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Chỉ thị số 219/CT-UBND ngày 17/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp về công tác cải cách thủ tục hành chính,...Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành, thực thi các thủ tục hành chính; tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh kịp thời các kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính theo quy định; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa; rà soát, khắc phục những điểm không phù hợp trong việc áp dụng cơ chế một cửa; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện cơ chế một cửa; kiến nghị, đề xuất phân cấp, đơn giản hóa, giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí con người để đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính một cách toàn diện...

  Đối với công tác cải cách tổ chức bộ máy: Thực hiện xây dựng các chương trình, đề án để sắp xếp tổ chức kiện toàn các phòng, đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của Nghị quyết số 18-NQ/TW và kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Tiếp tục hoàn thiện Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức của ngành và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các phòng, các cơ quan đơn vị trực thuộc Sở theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ; Thông tư 14, 15 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy; Ban cán sự UBND tỉnh; ...Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, làm việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị theo hướng tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công tác, văn hóa công sở; Thực hiện phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường của từng CBCCVC. Chủ động phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo phòng và chuyên viên, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động sáng tạo và phát huy tích cực, chủ động của cán bộ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời  có cơ chế, biện pháp theo dõi, kiểm tra giám sát hiệu quả công việc giao…

Đối với cán bộ công chức, viên chức: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm công tác luân chuyển cán bộ đối với chức danh lãnh đạo và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức, đặc biệt là tại các vị trí việc làm có tính “nhạy cảm" thường xuyên tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp; rà soát sửa đổi, bổ sung đề án vị trí việc làm của Sở tiến tới sắp xếp lại đội ngũ CCVC theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, đảm bảo về tỷ lệ cơ cấu, nhất là cơ cấu lãnh đạo phòng; phân công nhiệm vụ theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, phù hợp với năng lực, sở trường của từng CCVC, người lao động để thực hiện và phục vụ công tác kiểm tra, đôn đốc. Thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn với đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn cho CCVC nhằm xây dựng đội ngũ CCVC có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, kỷ luật phát ngôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ nhất là tình trạng tham nhũng vặt. ... Thực hiện đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đi vào thực chất đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo trong việc nói đi đôi với làm; nâng cao chất lượng dịch vụ công; tăng cường tính công khai, minh bạch; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về tệ nạn xã hội. Đổi mới công tác đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo trung thực, khách quan và đúng với thành tích, kết quả thực thi công vụ, nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức,...

Đối với công tác cải cách tài chính công: Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và khoán kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. Chủ động theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phát huy hiệu quả vốn đầu tư công; thường xuyên, rà soát cập nhật tình hình thực hiện các công trình/dự án để tham mưu phương án phân bổ vốn đầu tư công hàng năm đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên theo quy định và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tăng quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu để chủ động sử dụng các nguồn kinh phí (bao gồm nguồn thu sự nghiệp và nguồn kinh phí ngân sách cấp chi bảo đảm hoạt động thường xuyên) đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng. Thực hiện tốt quy định về công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính công,...

Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. 100% văn bản, tài liệu chính thức được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; 100 % văn bản đi (trừ các hồ sơ, văn bản liên quan đến bí mật nhà nước) được ký số và ban hành trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ điện tử hồ sơ công việc của cơ quan; 100% CBCC trong cơ quan, đơn vị sử dụng hiệu quả thư điện tử Email công vụ vào trao đổi công việc. Tăng cường công tác tuyên truyền và đẩy mạnh việc triển khai cung cấp và tiếp nhận giải quyết, xử lý hồ sơ TTHC trực tuyến mức độ 3,4; chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, quy trình xử lý, số hóa hồ sơ trên môi trường mạng theo Quyết định 468/QĐ-TTG ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai có hiệu quả “Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015” tại Sở và một số đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Sở; tổ chức thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.  Thực hiện có hiệu quả Chương trình “Chuyến đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" xây dựng kế hoạch theo lộ trình chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có năng lực triển khai có hiệu quả các hoạt động liên quan đến việc chuyển đối số....

Nguyễn Văn Tú (TTKN)

Tin khác

Liên kết website